Trang chủ Đăng nhập
Cùng chơi Army2 sv Trái Quýt, free xu, lượng...

Lần hoạt động

Diễn đàn | Người khuyết tật | Nghị lực sống
Tìm kiếm
Chia sẻ lên Zing twitter Google PlusView 10003
  Sức sống của “cô gái xương thủy tinh’’
xchieclax xchieclax (SV!) [Off] [#] (09.09.2014 / 14:31)
Đang tìm người yêu
Đến xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội, chúng tôi hỏi về “cô gái xương thủy tinh” Nguyễn Thị Thu Thương thì ai cũng biết, cũng nhiệt tình chỉ đường, đồng thời không tiếc lời khen ngợi cô gái này.
Hình ảnh minh họa
Nguyễn Thị Thu Thương sinh năm 1983, không may mắc căn bệnh xương thủy tinh từ khi chào đời. Giờ cô đã 31 tuổi nhưng chỉ cao 80cm, nặng chưa đầy 20kg. Suốt những năm tháng tuổi thơ, gia đình cũng không thể thống kê được bao nhiêu lần cô bị gãy tay, gãy chân, phải nằm bất động đợi xương lành. Căn bệnh quái ác đeo bám cô tưởng chừng như không thể làm gì được, nhưng với suy nghĩ và quyết tâm "chân tay không làm được gì thì mình phải học tập, lao động trí óc", Thương đã vượt lên số phận.

Năm 11 tuổi, Thương học chữ do mẹ dạy. Ngón tay Thương cứ run rẩy, phải khó khăn lắm mới nâng nổi cây bút để viết nguệch ngoạc vài nét, sau đó Thương phải dùng miệng cắn bút để tập viết. Chỉ 3 năm sau, nhờ sự kiên trì dạy bảo của mẹ và ý chí của bản thân, Thương đã đọc và viết thành thạo.

Năm 2005, Thương học được nghề làm tranh cuốn giấy tại Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật Vì ngày mai tươi sáng. Sau bao nhiêu vất vả và nỗ lực vượt khó, Thương đã mày mò làm được những bức tranh giấy có họa tiết rất phức tạp, như tranh phố cổ, tranh chân dung là những sản phẩm tinh xảo. Vừa lao động hết mình, vừa tính toán trăn trở cho đầu ra của sản phẩm, Thương nảy ra ý định quảng bá sản phẩm rộng rãi để nhiều người biết. Ðầu năm 2009, cô tự mày mò lập trang web có tên là thuongthuong.net để giới thiệu sản phẩm do chính mình làm ra. Từ đó, số lượng đơn đặt hàng cả ở trong và ngoài nước ngày càng nhiều hơn.

Vừa mắc trọng bệnh xương thủy tinh, vừa bị cận thị tới 14 độ, chỉ có thế di chuyển thân thể bằng cách lăn qua lăn lại trên giường và ngồi trên xe lăn, thế nhưng bằng nghị lực phi thường, Thương đã làm được những việc mà nhiều người khỏe mạnh bình thường cũng không làm được. Tới thăm gia đình Thương, chúng tôi thấy trong căn phòng nhỏ bé của cô có rất nhiều những tấm bằng khen, giấy khen, bằng chứng nhận của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Hội Bảo trợ Người tàn tật-trẻ em mồ côi Hà Nội... Đặc biệt, Tập đoàn Microsoft của Mỹ đã tặng Thương danh hiệu “Anh hùng thầm lặng”.

Với mong muốn giúp đỡ những người khuyết tật cùng cảnh ngộ vươn lên trong cuộc sống, mới đây (tháng 3-2014), Thương đã dùng toàn bộ số tiền tích góp trong 10 năm để thành lập Trung tâm Dạy nghề và Đào tạo việc làm Thương Thương tại quê hương mình. Hiện nay, trung tâm có 11 người lao động khuyết tật đến từ nhiều vùng quê. Nguyễn Thanh Tùng (22 tuổi, quê ở Bắc Giang) bị liệt cả hai chân phải ngồi xe lăn, hiện là nhân viên của trung tâm, chia sẻ: “Sau 3 tháng học nghề do chị Thương dạy, em đã làm được các sản phẩm tranh giấy theo đơn đặt hàng và nhiều sản phẩm khác. Được làm công việc phù hợp, có thu nhập ổn định, em rất vui và cảm ơn chị Thương”.

Bài, ảnh: HOÀNG NHƯỠNG
Nguồn: Báo Quân Đội Nhân Dân

__________
Tin học như cơm bình dân

Bài viết liên quan:

  Tổng số: 1

Lọc theo tác giả
Xem chủ để ngoại tuyến (Offline)

Trong diễn đàn

Sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống
1 / 2