Trang chủ Đăng nhập
Cùng chơi Army2 sv Trái Quýt, free xu, lượng...

Lần hoạt động

Diễn đàn | Người khuyết tật | Việc làm
Tìm kiếm
Chia sẻ lên Zing twitter Google PlusView 2181
  Người khuyết tật tìm việc làm: Cần tháo gỡ các rào cản
xchieclax xchieclax (SV!) [Off] [#] (10.09.2014 / 07:50)
Đang tìm người yêu
Hằng năm có khoảng 5.000 người khuyết tật (NKT) được dạy nghề, nhưng chỉ khoảng 30% trong số đó học xong có việc làm.
Hình ảnh minh họa
Chị Nguyễn Thị Nha đã khóc rất nhiều vì bị các DN từ chối đơn xin việc.

Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này được gọi là "Rào cản việc làm đối với NKT". Hiện Tổ chức Nhân dân vì y tế, giáo dục và phát triển hải ngoại của Australia (APHEDA - tổ chức được Hội đồng CĐ Australia thành lập và bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1985) với sự tài trợ của Irish Aid thực hiện Dự án "Việc làm bền vững và tăng cường vị thế của NKT trong cộng đồng”. Bước đầu dự án đã tạo việc làm bền vững cho một số LĐ là NKT.

Đi xin việc lần nào cũng rơi nước mắt

Khi sinh ra, tay trái của Nguyễn Thị Nha (Kinh Môn, Hải Dương) đã mất một nửa. Không chấp nhận sự khuyết tật, Nha nỗ lực học kế toán, rồi học công nghệ thông tin. Nhưng nỗ lực ấy không được DN nào chấp nhận. Mỗi lần cầm hồ sơ đến đâu dự tuyển, Nha đều khóc hết nước mắt vì không được nhận, chỉ bởi... không đầy đủ tay. Thấu hiểu nỗi khổ của những người cùng cảnh ngộ, Nha quyết tâm phải làm gì đó để giúp NKT hoà nhập cộng đồng, mà theo cô, rào cản đầu tiên cần vượt qua là phải có việc làm. Ban đầu, Nha chỉ biết xin tiền mẹ để hoạt động từ thiện, đến khi trở thành giáo viên dạy tin học, kế toán cho NKT tại Trung tâm Dịch vụ việc làm 8.3 thì Nha mới thực hiện được mong muốn. Đến nay, nhiều học viên của Nha, nhờ có kỹ năng vi tính, kế toán mà có việc làm, như một học viên mất tay đang làm kế toán cho một DN ở Hà Nội với thu nhập 5 triệu đồng/tháng; có học viên liệt 2 chân đang làm cho DN may, thu nhập 4 triệu đồng/tháng.

Từ hoàn cảnh của bản thân và sau này là quá trình xin việc của học viên là NKT, Nguyễn Thị Nha cho biết, các DN luôn phân biệt hình thức và không tin vào khả năng làm việc của NKT. Tự ti trong giao tiếp xã hội của NKT cũng trở thành rào cản, mà nguyên nhân chính là thiếu kỹ năng sống. Một nghiên cứu do APHEDA phối hợp thực hiện công bố ngày 23.8 cho thấy, rào cản việc làm đối với NKT còn do chính sách và tổ chức thực hiện. Một số quy định chưa rõ ràng, chưa xác định rõ đối tượng hưởng lợi và các mức hỗ trợ. Đặc biệt như các chính sách đối với DN có sử dụng 30% số LĐ là NKT, cơ sở SXKD sử dụng nhiều LĐ là NKT. Văn bản chưa có quy định mức, thủ tục hồ sơ thực hiện, nguồn đảm bảo cho thực hiện... nên dẫn đến nhiều địa phương chưa biết thực hiện, hoặc có muốn thực hiện thì cũng gặp một số khó khăn.

Cần những việc làm bền vững

Một trong những mục tiêu hướng tới của dự án do APHEDA thực hiện tại Hải Dương, Quảng Nam là 425 NKT và gia đình của họ sẽ giảm nghèo, giảm sự cô lập, tăng cường và mở rộng mạng lưới tổ chức dựa vào cộng đồng, hỗ trợ NKT trên toàn quốc. Mô hình tại Hải Dương và Quảng Nam cho thấy, bước đầu một số rào cản đã được tháo gỡ bởi chính NKT. Đến nay, đã có 224 NKT học nghề và 40 NKT đang học các nghề may, mộc, làm vàng mã, tin học... 85% số tốt nghiệp đã có việc làm ổn định, nâng cao đời sống, giảm nghèo, thu nhập đạt từ 1,2 - 3 triệu đồng/tháng. Tại Quảng Nam, học viên tốt nghiệp lớp làm vàng mã và chổi đót đã dạy lại cho 16 NKT khác chưa có cơ hội dự lớp. Việc này đã góp phần giảm chi phí dạy nghề và nhân rộng số người hưởng lợi. Không chỉ được học nghề, các học viên còn được tuyên truyền về Luật NKT, thông tin cơ bản về HIV, bình đẳng giới, kỹ năng tìm việc làm.

Để giúp NKT có thể tham gia thị trường LĐ, ông Nguyễn Thế Dũng - đại diện cơ sở SX chổi đót ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam - đề xuất Nhà nước hỗ trợ vốn vay kịp thời cho các DN đang sử dụng LĐ là NKT và vốn vay cho NKT khi họ cần vốn để tự tạo việc làm. Hiện cơ sở của ông có gần 60% số LĐ là NKT được đào tạo tại cơ sở. Tại Hải Dương, cơ sở thủ công mỹ nghệ Đông Xuyên, sau 4 tháng đào tạo nghề cho 15 NKT thì có tới 13 NKT vẫn đang duy trì khả năng làm việc và đang gia công sản phẩm mỹ nghệ tại địa phương. Ông Đỗ Văn Duy - chủ cơ sở này - bày tỏ mong muốn NKT được hỗ trợ tham gia các hoạt động tuyên truyền, tư vấn để họ thoát khỏi tình trạng sống khép mình, không biết bản thân có quyền lợi gì.

Bà Hoàng Thị Lệ Hằng – Giám đốc quốc gia APHEDA Việt Nam - cho biết, các hoạt động của Dự án “Việc làm bền vững và tăng cường vị thế của NKT trong cộng đồng” đều nhằm thực hiện mục tiêu từ 2012-2015 sẽ đào tạo nghề và tạo việc làm phù hợp cho 250.000 NKT của Chính phủ.

LINH NGUYÊN
Nguồn: Báo Lao Động

__________
Tin học như cơm bình dân

Bài viết liên quan:

  Tổng số: 1

Lọc theo tác giả
Xem chủ để ngoại tuyến (Offline)

Trong diễn đàn

Sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống
1 / 1