Trang chủ Đăng nhập
Cùng chơi Army2 sv Trái Quýt, free xu, lượng...

Lần hoạt động

Diễn đàn | Truyện và Thơ | Truyện ngắn
Tìm kiếm
Chia sẻ lên Zing twitter Google PlusView 2071
  Nỗi lòng... chuyển giới: Ký hợp đồng sinh tử
xchieclax xchieclax (SV!) [Off] [#] (21.10.2014 / 08:12)
Đang tìm người yêu
Nỗi lòng... chuyển giới - Kỳ 5: Những công dân 'bốn không'

Ngoài những người chuyển giới hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, không ít thanh thiếu niên đường phố là người đồng tính, chuyển giới lo âu về tình trạng không có giấy tờ tùy thân, không việc làm, không nơi tạm trú, không được đi học.
Hình ảnh minh họa
Ca sĩ chuyển giới Cindy Thái Tài - Ảnh: NV cung cấp

Bị xem như “công dân hạng hai”

Trong diễn đàn “Làm thế nào để tiếp cận các dịch vụ xã hội?” diễn ra ngày 23.8 (do Khoa Công tác xã hội - Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM và Tổ chức Cứu trợ trẻ em tổ chức), chị Nguyễn Lý Hiền Nga, cán bộ dự án Quản trị quyền trẻ em thuộc Tổ chức Cứu trợ trẻ em cho biết đầu tháng 8.2014, dự án này đã thực hiện cuộc khảo sát nhỏ đối với những thanh thiếu niên đường phố là người LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) tại công viên 23.9 và công viên Phú Lâm, TP.HCM. Kết quả cho thấy các thanh thiếu niên này thường xuyên phải đối diện với tình cảnh “bốn không” phổ biến: không việc làm; không giấy tờ tùy thân; không nhà ở, nơi tạm trú; không được đi học. Bên cạnh đó, họ còn bị ngược đãi, bị cộng đồng kỳ thị…

Trước đó, tại diễn đàn “Chúng em cần có chứng minh nhân dân” (CMND) cũng do hai đơn vị trên tổ chức vào tháng 6.2014, một thanh niên đường phố tên H. bộc bạch: “Chúng em không có giấy tờ tùy thân nên phải thuê nhà trọ lụp xụp; không xin được việc làm. Do vậy, không ít người đã phải làm những việc trái pháp luật để kiếm sống”.

Đồng cảm với những hoàn cảnh tương tự H., tiến sĩ Đỗ Hạnh Nga (Trưởng khoa Công tác xã hội, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM), tâm tư: “Do thiếu giấy CMND, những thanh thiếu niên đường phố này bị đối xử như “công dân hạng hai”. Bởi lẽ, họ không thể có được quyền lợi tối thiểu của mình khi sử dụng những dịch vụ xã hội cơ bản như: thuê nhà, mua sắm một số tài sản có giá trị và cần thiết như xe gắn máy, đi máy bay…”. Cũng theo tiến sĩ Nga, do không có giấy CMND để xuất trình khi cần thiết, nên họ dễ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Hình ảnh minh họa
Một số thanh thiếu niên LGBT đăng ký tìm việc làm tại gian hàng của Saigon Children’s Charity - Ảnh: Như Lịch

Để người đồng tính, chuyển giới hòa nhập

Trong diễn đàn “Chúng em cần có CMND”, ca sĩ chuyển giới Cindy Thái Tài kể về quá trình làm CMND khá đặc biệt của mình. Cô trải lòng: “Từ những năm 14 tuổi cho đến 16 tuổi, tôi không dám đi làm CMND vì nghĩ rằng mình nam không ra nam, nữ không ra nữ. Tuy nhiên, sau đó tôi nhận thấy phải có CMND mới có được quyền nhân thân”.

Trên thực tế, nhiều người chuyển giới cho rằng họ rất cần thay đổi về giấy tờ để xác nhận giới tính thật sau khi đã phẫu thuật chuyển giới. Bởi nếu không, họ còn gặp rất nhiều trở ngại trong kết hôn, nhận con nuôi, thừa kế, phân chia tài sản...

Còn người mẫu, diễn viên Lan Phương thì tâm sự: “Việc mang ngoại hình phụ nữ nhưng giấy tờ lại là đàn ông khiến những người chuyển giới như chúng tôi hết sức bất lợi. Như trước đây khi tôi đi xin việc hoặc làm bất cứ việc gì liên quan đến giấy tờ thì đều bị xét nét. Cá nhân tôi không mong gì hơn ngoài việc cho chúng tôi được mang tên đúng với ngoại hình của mình và mong xã hội sẽ quan tâm, đón nhận chúng tôi như những công dân bình thường”.

Tín hiệu vui cho người chuyển giới

Ông Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế Bộ Tư pháp, cho biết các vấn đề pháp lý liên quan đến người chuyển giới đã được bộ này đề cập từ nhiều năm nhưng còn rất vướng bởi liên quan đến nhiều quy định pháp luật nằm rải rác tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, nếu sửa đổi phải mang tính hệ thống. Một trong những tín hiệu vui cho người chuyển giới trong dự thảo sửa đổi bộ luật Dân sự năm 2005 do Bộ Tư pháp chủ trì đã đưa ra quy định cho phép thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính và dự kiến sẽ trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10 tới đây.

Đại tá Vũ Xuân Dung, Cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (C72) Bộ Công an, cho biết trong thời gian qua đã có một số địa phương thắc mắc về những trường hợp cấp CMND và đã được Cục hướng dẫn. Theo đó, về nguyên tắc người được cấp giấy CMND bắt buộc phải có giấy khai sinh. Đối với các trường hợp trẻ em đường phố nếu nằm trong diện quản lý của các tổ chức bảo trợ xã hội thì phối hợp với cơ quan tư pháp tại địa phương làm giấy khai sinh, sau đó cơ quan công an sẽ tổ chức cấp giấy CMND. Đại tá Vũ Xuân Dung nói việc làm CMND cho các trường hợp đồng tính, song tính hay chuyển giới hiện rất phức tạp vì chưa có các chế tài, quy định pháp luật nào điều chỉnh, nếu ghi đúng theo thông tin trên giấy khai sinh thì người được làm không muốn nhưng nếu ghi không đúng lại phạm luật.

Thái Sơn

Như Lịch - Ngọc Bi
(TNO)

__________
Tin học như cơm bình dân

Bài viết liên quan:

xchieclax xchieclax (SV!) [Off] [#] (21.10.2014 / 08:08)
Đang tìm người yêu
Nỗi lòng... chuyển giới - Kỳ 4: Muôn trùng khổ ải khó nói

Phải chịu đựng trên dưới 30 cuộc phẫu thuật lớn nhỏ, sử dụng hoóc môn suốt đời để giữ dáng vóc đã phẫu thuật, chấp nhận tổn thọ, mất nhiều khoái cảm khi quan hệ ân ái, bị kỳ thị, bị sàm sỡ… là những nỗi khổ khó tỏ cùng ai của người chuyển giới.

Kim bấm sống trên da thịt
Hình ảnh minh họa
Nhà thiết kế chuyển giới Franky Nguyễn sau khi chuyển giới hoàn chỉnh - Ảnh: ZEN HARRO

Nếu hỏi bất kỳ nghệ sĩ chuyển giới nào đã công khai giới tính về số lượng các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ mà họ đã từng làm, con số mà bạn nhận được sẽ không ít hơn 10 lần. Ngoài các cuộc phẫu thuật lớn, quan trọng và quyết định hình hài phụ nữ như bơm ngực, cắt ngực, tái tạo bộ phận sinh dục mới, đa phần người chuyển giới đều đã trải qua vô số các cuộc phẫu thuật lớn nhỏ. Trừ các tiểu phẫu như cắt mí mắt, bấm má lúm, xăm môi xăm mắt, xẻ cằm…, phần lớn người chuyển giới đều phải tiếp tục làm thêm các phẫu thuật thẩm mỹ khác có sử dụng gây mê như: thu bớt trán dô, căng da mặt, gọt xương cằm, độn cằm, gọt thanh quản, cắt vai…

Nhiều người chuyển giới thừa nhận mục tiêu chính của họ là được sở hữu thân xác mà họ hằng ao ước nên luôn để dành tiền để phẫu thuật mỗi khi có thể, bất chấp việc phẫu thuật rất đau đớn. Nhà thiết kế thời trang Franky Nguyễn tâm sự để trán cô bớt dô, bác sĩ Thép ở Thái Lan làm phẫu thuật vùng mặt, rạch toàn bộ phần da mặt của cô ở vùng trán kéo lên cao và định hình bằng hàng chục kim bấm sống trên da thịt. Sau hai tuần, bác sĩ khám lại và bấm thêm một lượt kim mới cho chắc hơn. “Sau khi làm phẫu thuật này, mặt tôi cứ như bị căng ra bởi da mặt bị kéo lên, đầu đau buốt dữ dội. Cứ phải nghĩ về cái đẹp phía trước để tự động viên mình sẽ qua cơn đau”, Franky kể.

Tuy nhiên, Franky Nguyễn là một trong số những người chuyển giới may mắn đã thuận lợi trong các quá trình phẫu thuật, da thịt liền nhanh, không phải sửa lại nhiều. Có người sau khi phẫu thuật đã choáng váng khóc ròng khi thấy toàn bộ gương mặt mình sưng húp và biến dạng do phẫu thuật không thành công.

Dùng thuốc lắc, đập đá để giữ dáng

Người chuyển giới luôn được khuyến cáo sử dụng hoóc môn trọn đời để giữ được dáng vóc giới tính đã phẫu thuật. Nếu là chuyển giới nữ sẽ giữ được làn da trắng nõn, mềm mại như con nít, mái tóc dài và mềm mại, mất dần các cơ bắp trên cơ thể, dáng người mỹ miều duyên dáng theo thời gian. Nếu là chuyển giới nam sẽ giữ được gương mặt góc cạnh, nam tính, thân hình có cơ bắp…

Chính vì vậy không ít cánh mày râu bị thu hút bởi vẻ đẹp quá hấp dẫn và thân hình gợi cảm cùng số đo ba vòng hoàn mỹ của người chuyển giới nữ. Thế nhưng không ai biết rằng để có được nét đẹp đó, họ từng phải trải qua vô số phản ứng phụ do sử dụng hoóc môn như: cân nặng lên xuống bất thường, có người bị mập lên rất nhanh, ăn ngon, ngủ ngon, dễ xúc động, nhưng cũng có người bị rơi vào trạng thái lơ mơ, bồn chồn, bứt rứt, không thể tập trung làm việc… Bởi vậy không phải người chuyển giới nào cũng đủ kiên nhẫn sử dụng đều hoóc môn như bác sĩ căn dặn, dẫn đến việc trồi sụt khá thất thường trong cơ thể và tâm sinh lý, thậm chí khiến một số người bị stress, suy nhược cơ thể, thường xuyên bị ngất.

Một lý do khác cũng rất quan trọng khi người chuyển giới đành ngậm ngùi dừng việc tiêm hoóc môn để duy trì làm đẹp bởi lý do quá đắt đỏ và khan hiếm. Hoóc môn nữ được sản xuất từ Đức nếu mua tại Thái Lan chỉ mất 400.000 đồng/cặp, nhưng khi về tới VN đã bị đẩy giá đến cắt cổ. Nhiều người chuyển giới không có tiền đành nhắm mắt sử dụng hoóc môn trôi nổi không rõ nguồn gốc với giá bèo, chấp nhận nguy hiểm tới tính mạng hoặc dẫn tới biến chứng: nóng trong người, giảm can xi, tổn hại tới gan, xương, teo cơ, liệt tay, biến chứng ở tim...

Tương tự, cũng vì ít tiền, nhiều người chuyển giới khác ở VN lại sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thay thế cho việc chích hoóc môn, bất chấp những rủi ro tai biến rất hại cho cơ thể như suy nhược, đầu óc căng thẳng, dẫn tới trụy tim… Một số người chuyển giới lại sử dụng thuốc lắc hoặc đập đá với mục đích giữ dáng theo cách rất tiêu cực.

Làm “gái” hay là chết ?

Theo tâm sự của một số người chuyển giới nữ, không ít người sau khi phẫu thuật chuyển giới thành công đều phải đối mặt về vấn đề kinh tế nhằm tiếp tục “làm đẹp, giữ dáng”. Việc xã hội vẫn kỳ thị, chưa có điều luật mới bảo hộ, cũng chưa tạo điều kiện để họ có công ăn việc làm và được nhìn nhận như một người bình thường khiến nảy sinh không ít tệ nạn xã hội, đặc biệt gia tăng lượng mại dâm đồng tính và chuyển giới.

Phần lớn người chuyển giới sang nữ đều khát khao trở thành người phụ nữ đích thực, tìm được bạn trai, người chồng, một bờ vai để tựa vào. Song phần lớn họ bị lợi dụng, lừa gạt, đau đớn, suy sụp, chán đời, không tìm được người dị tính yêu thương thực sự, hoặc nếu hiếm hoi có thì không được gia đình, họ hàng người đó chấp nhận. Nhiều người chán nản bỏ đi làm gái mại dâm...

Ngọc Bi
(TNO)

__________
Tin học như cơm bình dân

xchieclax xchieclax (SV!) [Off] [#] (21.10.2014 / 08:06)
Đang tìm người yêu
Nỗi lòng... chuyển giới - Kỳ 3: Ngực đẹp nhưng không được đụng

Người không có thì ước ao, người có rồi lại mong cắt bỏ. Để thực hiện được điều này, những người chuyển giới đều phải chịu nhiều đau đớn.
Hình ảnh minh họa
Hoàng My trước và sau khi chuyển giới - Ảnh: Khơ Thị

Bị bóp ngực phải uống thuốc giảm đau

Chia sẻ với nhiều người nam chuyển giới sang nữ, ai nấy đều thừa nhận được sở hữu một bầu ngực căng tròn là điều mà họ hằng khao khát. Để tiết kiệm chi phí và bởi kỹ thuật làm ngực ở nước ta cũng đã cao, nhiều người chuyển giới chọn dịch vụ phẫu thuật trong nước. Mức giá trung bình cho phẫu thuật nâng ngực nội soi hiện từ 60 - 70 triệu đồng, thời gian bảo hành ngắn hay dài tùy theo từng đơn vị làm thẩm mỹ. Trái với nhiều người nghĩ phẫu thuật nâng ngực là đơn giản, những người trong cuộc vốn xuất thân từ nam giới đều tiết lộ rằng rất đau đớn, dẫu chỉ mất khoảng 2 - 4 giờ đồng hồ tiến hành phẫu thuật và thời gian nội trú 1 - 2 ngày, tùy theo thể trạng bệnh nhân. Sau khi về nhà chăm sóc chừng một tháng, cơ thể mới dần quen với “vật lạ” trong người, những cơn đau cũng dịu bớt, phần sưng vùng ngực mới dần hết.

“Cơ thể mình đang yên đang lành bỗng bị rạch ra, bị nhét túi ngực vào đó, rồi khâu lại, bắt cơ thể mình thích ứng với vật lạ đó quả là một quá trình không hề dễ dàng, đau đớn vô cùng. Chưa kể việc túi ngực dạng lỏng, luôn chạy đi chạy lại trên bề mặt vết thương khiến vết thương đang hở hoác luôn bị chà xát, tạo nên những cơn đau bất tận, dù đi đứng nằm hay ngồi”, nhà thiết kế thời trang chuyển giới Franky Nguyễn thành thật kể. “Cô” cũng thừa nhận mình từng thất vọng về lần phẫu thuật nâng ngực đầu tiên bởi bên cao bên thấp nên phải làm lại lần 2, rạch ra, nhét lại. Dĩ nhiên nỗi đau cũng vì thế bị nhân lên gấp đôi. Nhiều người chuyển giới khác cũng tâm sự sau khi phẫu thuật nâng ngực chưa lâu, dẫu sở hữu một bầu ngực đẹp nhưng lỡ có ai đụng phải thì đau tái tê, khó thể đi đứng chạy nhảy bình thường. Ca sĩ chuyển giới Cát Thy tâm sự cô từng bị một người xông vào sờ soạng, nắn bóp ngực sau khi vừa tiêm silicon xong, khiến cô đau điếng người, phải uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi tới 3 ngày sau mới đỡ.

Người mẫu chuyển giới có số đo chuẩn 90-63-92 Lương Hoàng My cho biết sau khi phẫu thuật nội soi nâng ngực, cô cũng phải mất 3 tuần mới hồi phục hoàn toàn, đồng thời phải thực hiện đúng chế độ ăn kiêng, uống thuốc, giữ sạch vết khâu, hạn chế làm việc nặng để tránh va đập vùng ngực như bác sĩ đã căn dặn.

Xin một bầu ngực lép

Khác hẳn với suy nghĩ của nhiều người, phần phẫu thuật cắt ngực đối với người nữ chuyển giới thành nam còn phức tạp, khó khăn và đau đớn gấp bội, chưa kể rất tốn kém, mất nhiều thời gian chuẩn bị và hoàn tất ít nhất từ 1 - 2 năm. Bởi tính chất phức tạp của nó, những người chuyển giới thành nam đều chọn phương án thực hiện tại nước ngoài để đảm bảo an toàn và không phải lúc nào cũng thực hiện được phẫu thuật chuyển giới triệt để như người chuyển giới nữ.

Theo chia sẻ của một nữ chuyển giới thành nam (xin giấu tên), sau quá trình điều trị bằng hormone khoảng 2 năm, khi cơ thể đạt được các điều kiện cần thiết cho việc chuyển giới, việc phẫu thuật cắt bỏ bầu ngực mới được tiến hành theo những phương pháp phẫu thuật khác nhau tùy thuộc vào kích thước của bầu ngực. Theo đó, các mô mỡ trong ngực sẽ được hút bỏ, nối lại các dây thần kinh quanh ngực, người chuyển giới phải chịu nhiều đau đớn, quấn băng đàn hồi quanh ngực ít nhất từ 4 - 6 tuần, tất nhiên tránh đụng chạm vào phần vừa phẫu thuật, cũng như không thể làm việc nặng. Rồi phải chờ đợi tiếp từ 1 - 1 năm rưỡi sau đó, khi cơ thể đã ổn định, phần da thừa trên ngực đã co lại, mới có thể thực hiện tiếp phẫu thuật cắt bỏ da, tạo hình ngực hoàn chỉnh.

Giá trung bình cho một ca phẫu thuật cắt ngực ít nhất 30 triệu đồng (tại VN) và 100 triệu đồng (tại Thái Lan), chưa kể chi phí cho ít nhất 10 ngày nằm viện tại đất khách. Để tạo hình bộ phận sinh dục nam tiêu tốn ít nhất trên 220 triệu đồng, và dĩ nhiên cũng thực hiện tại nước ngoài, kéo theo nhiều chi phí khác.

Tới nay, đã có một số người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở nước ta dám công khai thừa nhận đã phẫu thuật chuyển giới thành nữ, tuy nhiên số lượng này vẫn chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Đặc biệt vẫn chưa có nam nghệ sĩ nào chịu thừa nhận về việc đã phẫu thuật chuyển giới từ nữ trước đó. Ngay cả nhạc sĩ - ca sĩ Phương Uyên, người từng lấp lửng về giới tính thật của mình cũng khẳng định sẽ không phẫu thuật chuyển giới để trở thành đàn ông vì “yêu hình hài ba mẹ đã ban tặng”.

Khó đạt khoái cảm như người thường

Để chuyển giới nữ thành nam hoàn chỉnh, nhiều người phải tiếp tục thực hiện thêm những ca phẫu thuật hết sức tốn kém và phức tạp khác là: cắt bỏ cổ tử cung, dựng hình bộ phận sinh dục nam từ các mô ghép được lấy từ tay, đùi, hoặc bụng của người chuyển giới.

Do được tạo hình từ những bộ phận cơ thể ít dây thần kinh cảm giác, người chuyển giới thành nam khó đạt được khoái cảm ưng ý trong chuyện chăn gối. Đồng thời, do tính chất phức tạp, đòi hỏi tiêu tốn nhiều tiền bạc và thời gian hàng năm trời trong các ca phẫu thuật khiến nhiều người nữ cũng không lựa chọn việc chuyển giới triệt để thành nam.


Ngọc Bi
(TNO)

__________
Tin học như cơm bình dân

xchieclax xchieclax (SV!) [Off] [#] (21.10.2014 / 08:01)
Đang tìm người yêu
Nỗi lòng... chuyển giới - Kỳ 2: Những cơn đau buốt óc

Quá trình hoàn thiện cuối cùng của người chuyển giới từ nam sang nữ là phải cắt bỏ dương vật, tạo âm vật. Để thực hiện được quá trình này cần trải qua những giai đoạn kinh khủng mà không phải ai cũng dám làm hoặc dám kể lại.
Hình ảnh minh họa
Franky Nguyễn trong quá trình làm phẫu thuật chuyển giới - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thông thường muốn phẫu thuật một người từ nam sang nữ, ít nhất phải trải qua 30 lần đụng dao kéo. Việc lui tới các trung tâm thẩm mỹ sẽ trở thành chuyện như cơm bữa mà ai không sẵn sàng đường dài cả về tiền bạc lẫn tinh thần thường phải chào thua. Sau những phẫu thuật cơ bản như nâng mũi, độn cằm, căng da mặt, da trán, nắn lại xương gò má, xương vai, gọt thanh quản, làm ngực… thì đại phẫu chuyển giới cuối cùng và quyết định chính là tái tạo bộ phận sinh dục mới.

Có một “con chuột chết” nhét vào trong mình

“Cuộc đại phẫu đó kéo dài suốt 8 giờ đồng hồ, tôi chợt rã thuốc ngay khi còn trên giường mổ, khi bác sĩ đang khâu nốt những vết cuối cùng. Do rã thuốc quá nhanh, tôi nghe được tiếng chỉ xuyên qua da mình sần sật, âm thanh đó thật đáng sợ. Tuy lúc đó tôi chưa có cảm giác đau đớn, nhưng khiếp hãi vô cùng. Song tôi cũng không dám động đậy người, sợ bị hỏng vết khâu. Toàn bộ quá trình phẫu thuật như một cuốn băng video tua chậm lại trong đầu tôi, lướt qua từng cảnh một. Lúc đó, tôi thà được gây mê hẳn để hoàn toàn không biết tí gì” - nhà thiết kế Franky Nguyễn kể lại bằng giọng thảng thốt.

“Chưa bao giờ tôi phải chịu đựng cơn đau xé da xé thịt như vậy. Sau khi được đẩy ra khỏi phòng phẫu thuật, tôi chỉ biết nằm thượt trên giường bệnh, tái tê trong những vò xé đau buốt khắp cơ thể. Vì để tái tạo bộ phận sinh dục mới, bác sĩ phải cắt bỏ tinh hoàn, lột dương vật và tạo hình âm đạo. Nói như vậy thật khó hình dung phải không? Cụ thể là bác sĩ đã lột da ở bộ phận sinh dục cũ, tạo ra một khoang rỗng ở tầng sinh môn giữa bàng quang và trực tràng, sau đó chuyển vạt da hoặc ghép da che phủ cho thành ống giống như lớp biểu mô âm đạo. Tạo hình môi lớn và môi bé bề ngoài. Tất nhiên trong quá trình đó, thịt da tôi bị xẻ đi xẻ lại, lộn xuôi lộn dọc, rồi khâu khâu vá vá không biết bao lần. Mỗi cử động khẽ đã đủ đau đớn ứa nước mắt. Nhiều bệnh nhân nằm xung quanh tôi đều khóc suốt. Chúng tôi đã gượng động viên nhau vượt qua. Đó là chưa kể nơi vết khâu luôn rỉ nước có mùi không hề dễ chịu, luôn phải xức thuốc đỏ, rồi đeo bỉm chẳng khác nào em bé. Tới khi ra sân bay về nước, tôi vẫn phải đóng bỉm, quấn khăn kín, đi lại rất rón rén khẽ khàng vì quá đau”.

Franky cũng cho biết phần bộ phận sinh dục nam còn lại trên người sẽ tự rụng dần theo thời gian tùy cơ địa mỗi người. Song để chờ tới giai đoạn đó, cô phải chịu đựng phần thân dưới luôn bốc mùi không khác nào có “một con chuột chết” nhét vào trong người. “Thật kinh khủng, lớp da thịt đó mãi không chịu tróc ra, vết khâu lại luôn chảy nước vàng. Sau khi về nước, do bản tính tôi sạch sẽ không chịu đựng được nên dù đau đớn, tôi vẫn gắng lấy nước muối rửa vết thương nhiều lần trong ngày. Cũng may nhờ đó mà phần không mong muốn kia mới khô nhanh và bong tróc nhanh. Thời gian đó, mỗi bước đi cũng đau buốt tới óc. Nhưng cứ nằm bẹp ở nhà mãi cũng buồn chán và sốt ruột, khách hàng thì kêu réo đòi tới thử đồ, tôi đành gắng gượng bấm bụng đi taxi tới tiệm ngồi. Khách hàng đâu có biết kể cả ngồi tôi cũng chỉ dám nhon nhón vì quá đau”.

Nong đường sinh dục bằng gậy gỗ

Do đường sinh dục cũng được “nhân tạo” hoàn toàn mới nên người chuyển giới phải sử dụng dịch vụ nong đường sinh dục sau khi phẫu thuật ổn định, với hy vọng có lại những hoạt động quan hệ tình ái bình thường. Thông thường đối với những ai có tiền và cẩn thận đều mướn người chuyên làm loại dịch vụ tế nhị này. Đường sinh dục sẽ được nong dần bằng ba khúc gậy bằng gỗ có kích thước dần từ nhỏ, trung bình từ trên 10 cm tới lớn gần 20 cm. Ai làm phẫu thuật chuyển giới xong cũng lo nhất là “chuyện ấy” không có cảm giác nên đều nóng vội muốn “nong chỗ kín” ngay, dụng cụ càng to càng tốt.

“Phẫu thuật tạo âm vật đã đau đớn kinh khủng, việc nong đường sinh dục còn đau đớn gấp ngàn lần. Nó giống như bạn đang có một vết thương chưa lành, nhưng ngày nào cũng phải dùng một vật cứng chà đi chà lại trên đó, đau đớn vò xé khổ sở trăm đường nhưng đành cắn răng mà làm tiếp. Đau cũng phải làm. Có vậy mới hoàn thiện. Nhưng việc nong này không thể hấp tấp vội vã, mỗi ngày từng chút một theo kích cỡ đã được quy định. Nhưng mình không tự làm được, phải nhờ người làm, nên cũng ngượng lắm. Có nhiều người nóng ruột, lại không nhờ dịch vụ, tự làm hoặc kêu bạn bè làm hộ, đẩy vào mạnh quá khiến bị rách toạc, khiến máu chảy xối xả, bị nhiễm trùng rồi phải đi phẫu thuật lại. Rất khổ sở và tốn kém”, một người chuyển giới làm nghề trang điểm giấu tên kể.

Ca sĩ chuyển giới Lâm Chi Khanh từng chia sẻ kinh nghiệm sau phẫu thuật. Đó là: Không uống sữa trong 1 tuần đầu sau khi phẫu thuật vì sữa dễ làm tiêu chảy, khiến ướt vết thương, khó lành. Không ăn hải sản, rau muống (bởi dễ bị lồi thịt) hoặc nước tương (bởi làm vết thương bị thâm đen). Kiêng đi lại trong 1 tháng đầu sau khi phẫu thuật, đi lại rất ít, nếu không đường may vết thương sẽ bị tét, không đẹp, tốt nhất chỉ nên đi ra ngoài 2 tháng sau khi phẫu thuật. Đặc biệt cần giữ gìn vệ sinh tránh nhiễm trùng trong tháng đầu tiên, vì vậy rất cần y tá riêng.

Ngọc Bi
(TNO)
Đã chỉnh sửa. xchieclax (21.10.2014 / 08:02) [1]

__________
Tin học như cơm bình dân

xchieclax xchieclax (SV!) [Off] [#] (21.10.2014 / 07:55)
Đang tìm người yêu
Nhà thiết kế thời trang Franky Nguyễn - người được báo giới mệnh danh là bản sao của Hà Hồ, lần đầu tiết lộ những bí ẩn đằng sau quá khứ thẩm mỹ chuyển giới. Trong đó, cô từng phải chứng kiến cái chết của một người Việt trên đất khách sau khi vừa phẫu thuật chuyển giới.
Hình ảnh minh họa
Franky Nguyễn trước và sau khi chuyển giới - Ảnh: NVCC

“Qua lớp rèm phẫu thuật mỏng, tôi nghe rõ tiếng sụt sùi hãi hùng, tiếng vùng vẫy hoảng loạn, tiếng y tá quát tháo, tát tai bệnh nhân để giúp họ trấn tĩnh, tiếng hét đau đớn, tiếng dao kéo đụng vào nhau khô lạnh và dứt khoát... Chợt tôi lạnh toát người khi một chiếc xe phủ khăn trắng đẩy một người xấu số từ phòng mổ đi ra. Tôi nắm chặt tay, lòng bàn tay rịn mồ hôi, thầm cầu nguyện cho con người bất hạnh vừa rồi. Ai nấy trong phòng chờ dẫu không nói ra, cũng tự hiểu rằng có thể người kế tiếp nằm trên chiếc xe đó cũng chính là mình, hoặc người ngồi kế bên mà mình vừa nói chuyện. Nếu có điều gì bất hạnh xảy ra với chính mình, tôi không oán thán bởi chính tôi đã tự lựa chọn con đường này; gia đình chúng tôi cũng không thể kiện tụng, bởi trước khi phẫu thuật, tôi đã phải tự ký vào hợp đồng sinh tử, chấp nhận mọi sự rủi ro. Không chỉ riêng tôi, tất cả những người đăng ký làm phẫu thuật chuyển giới khác cũng vậy. Cái giá để đánh đổi lấy một hình hài mới, một thân phận mới nhiều khi không chỉ là máu và nước mắt, mà còn chính bằng mạng sống của mình.

Ở đây, trước cửa phòng mổ là một ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Tôi có nên bước qua không? Hay rút cục hãi sợ thoái lui như một số người chuẩn bị bước lên bàn mổ? Nếu bước qua, nhắm mắt phẫu thuật cắt bỏ bộ phận sinh dục nam, cấy tạo nên bộ phận sinh dục nữ, tôi sẽ được sở hữu một thân xác phụ nữ hoàn hảo mà suốt đời tôi hằng mơ ước. Tôi sẽ được trở thành tôi một cách hoàn chỉnh, toàn vẹn. Nhưng nếu tôi chết bỏ xác tại đây thì sao? Ba má tôi có khóc than? Em trai tôi có khóc than? Bạn bè tôi, khách hàng của tôi, người quen của tôi sẽ thương xót hay chê cười?”... Đó là những tâm sự rất thật của nhà thiết kế chuyển giới Franky Nguyễn khi hồi tưởng lại giây phút quan trọng đánh dấu một cột mốc mới trong cuộc đời cô.

Cái chết xẹt tới trong tích tắc

“Phẫu thuật chuyển giới ở Thái Lan không sử dụng thuốc gây mê, mà chỉ lưng lửng giữa gây tê và gây mê. Nhiều lúc tôi muốn quên đi, muốn vùi chôn những âm thanh phẫu thuật đáng sợ đó, muốn xóa nhòa những giây phút lơ mơ 8 tiếng trên bàn mổ, người nằm thượt yếu ớt và bất động song vẫn hiểu rõ, nghe rõ những gì bác sĩ đang làm trên cơ thể mình... nhưng không thể”, cô kể.

Trong quá trình phẫu thuật chuyển giới, Franky thừa nhận có những rủi ro vô cùng lớn, nhẹ thì bị hỏng, biến dạng, mưng mủ phải phẫu thuật lại, nặng thì chết người ngay trong lúc mổ hoặc hậu phẫu. Nguyên do cái chết có lúc do phía bác sĩ, nhưng có khi từ chính sự thiếu hụt kiến thức của các bệnh nhân khiến các vết thương sau khi phẫu thuật lại bị toác ra hoặc biến dạng khôn lường. Franky Nguyễn từng chứng kiến một người Việt bị chết sau phẫu thuật chuyển giới tại Thái Lan. “Đó là một bạn nam đến từ Hà Nội, được mẹ đưa sang đây làm phẫu thuật chuyển giới thành nữ. Hai mẹ con đều không biết tiếng Anh, cũng không thuê dịch vụ chăm sóc”, Franky buồn bã kể. “Phẫu thuật xong, hai mẹ con về khách sạn gần nơi phẫu thuật không xa. Nào ngờ chưa được bao lâu đã thấy còi hú tại khách sạn, bạn ấy được khênh ra xe với máu me đầm đìa. Do xuất huyết quá nhiều, bạn ấy đã không qua khỏi”.

Để phẫu thuật tái tạo bộ phận sinh dục nữ trên một người nam, bác sĩ cần tạo một đường riêng dành cho việc quan hệ tình dục sau này của bệnh nhân. Nhưng khi mới phẫu thuật, đường này bị khâu lại, sau khi lành vết thương và trở về nước, bệnh nhân cần trải qua khá nhiều bước rèn luyện mới sử dụng được đường này. Để không ảnh hưởng tới vết thương vừa khâu, các bệnh nhân được khuyến cáo chỉ ăn đồ loãng để tránh đại tiện. Do không hiểu tiếng Anh, hai mẹ con người xấu số kia không hiểu rõ về nội dung bác sĩ căn dặn. Bà mẹ lại mua những đồ ăn dạng rắn sẵn có như khoai mì, cơm, đồ bổ... ép con ăn để lấy lại sức. Kết quả là bụng tức, bí hơi, muốn đi vệ sinh, càng khó đi càng gắng sức rặn khiến bục chỉ vết thương vừa khâu. Sự e ngại, xấu hổ về tâm lý khiến hai mẹ con không dám gọi người giúp ngay, tới lúc máu bục ra ồ ạt, xoay xở không nổi thì đã quá trễ.

Để làm phẫu thuật tái tạo bộ phận sinh dục tại Bangkok, Thái Lan, bồi dưỡng người dịch vụ, bao ăn ở suốt 40 ngày hậu phẫu tại đây, Franky đã mất ít nhất 100 triệu đồng. Cô bật mí rất nhiều gương mặt người nổi tiếng Việt cũng từng lui tới địa chỉ bác sĩ đã làm cho cô để làm dịch vụ phẫu thuật, kể cả thẩm mỹ lẫn chuyển giới.

Ngọc Bi
(TNO)
Đã chỉnh sửa. xchieclax (21.10.2014 / 08:03) [1]

__________
Tin học như cơm bình dân

  Tổng số: 5

Lọc theo tác giả
Xem chủ để ngoại tuyến (Offline)

Trong diễn đàn

Sắp xếp theo thứ tự từ dưới lên
1 / 4