Trang chủ Đăng nhập
Cùng chơi Army2 sv Trái Quýt, free xu, lượng...

Lần hoạt động

Diễn đàn | Người khuyết tật | Vòng tay nhân ái
Tìm kiếm
Chia sẻ lên Zing twitter Google PlusView 2085
  Cuộc sống của những đứa trẻ nạn nhân chất độc da cam
xchieclax xchieclax (SV!) [Off] [#] (02.12.2014 / 09:10)
Đang tìm người yêu
60 đứa trẻ sinh ra khiếm khuyết trí tuệ và tay chân, phần lớn là nạn nhân chất độc da cam, đang được cưu mang ở làng Hòa Bình, Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM.
Hình ảnh minh họa
“Làng Hòa Bình là nơi chăm sóc, tạo mọi điều kiện cho các em thiệt thòi về thể chất và trí tuệ có cơ hội được học hành, có hướng đi để các em có ngành nghề nuôi sống bản thân”, "bà nội chung" của 60 đứa trẻ làng Hòa Bình, bác sĩ Tạ Thị Chung, 83 tuổi, người sáng lập và làm việc ở làng trẻ em mấy chục năm nay, nói. Vừa thấy bóng bà, bọn trẻ cố gắng chạy đến, khắp hành lang vang lên tiếng gọi vụng về, bập bẹ mà thân thương của các em: "Nội ơi".
Hình ảnh minh họa
"Với những bé thiểu năng ở đây, chúng tôi quy định mỗi người bế một cách khác nhau để các bé có thể nhận biết được ai đang bế chúng". điều dưỡng viên Trương Thị Ten, người gắn bó hơn 20 năm với công việc chăm sóc trẻ em ở làng Hòa Bình, nói. "Ví dụ tôi chỉ bế các bé theo kiểu bế ngồi, các chị điều dưỡng khác lại bế xốc nách hoặc ôm ấp bé vào trong lòng mình, các em liền nhận ra ai đang bế chúng và mừng rỡ. Thấy thương lắm".
Hình ảnh minh họa
Hành lang làng Hòa Bình giờ cơm trưa. "Chăm sóc cho trẻ em bình thường cần chịu khó một phần thì ở đây cần sự nhẫn nại đến 5 - 6 phần, và cả tình thương những đứa trẻ thiệt thòi nữa", cô Kim Chi, điều dưỡng viên nói. Được thành lập từ năm 1998, đến nay làng nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật Hòa Bình là nơi cưu mang hàng trăm em nhỏ sinh ra gặp dị tật do di chứng chất độc da cam. Em Lê Minh Thành, sinh năm 2003, bị hội chứng Treacher Collins (loạn xương mặt hàm dưới) đang phụ các y tá đút cho em ăn.
Hình ảnh minh họa
Nữ sinh viên người Nhật Bản khéo léo đút từng muỗng thức ăn cho em bé không thể tự ăn. Các bạn từ đoàn sinh viên ngành công tác xã hội ở Nhật đến Việt Nam thực tập trong hai tuần. Bữa trưa hôm nay các hộ lý y tá đỡ phần vất vả vì sự hỗ trợ nhiệt tình của các tình nguyện viên nước ngoài này.
Hình ảnh minh họa
"Bé này tên Thương Sinh, bị cha mẹ bỏ rơi" cô Trương Thị Ten nói về em Trần Huỳnh Thương Sinh, sinh năm 2006, quê quán Bình Định, mang hội chứng Fraser, đột biến nhiễm sắc thể lặn gây dị tật thiếu mắt... Cái tên Thương Sinh ra đời gửi gắm bao thương cảm của các mẹ, các bà trong làng Hòa Bình.
Hình ảnh minh họa
Các em quấn quýt các anh chị tình nguyện viên không chịu rời. Aoi Horiguchi, sinh viên năm hai ngành công tác xã hội nói: "Tôi đã khóc khi lần đầu tiên thấy các em. Ở Nhật, trước khi sang thực tập đã được biết trước thông tin nhưng không thể tưởng tượng hoàn cảnh các em đến mức này, thực sự các em cần chia sẻ nhiều, nhiều hơn nữa".
Hình ảnh minh họa
Nguyễn Minh Hiệp 17 tuổi, bị dị tật tay và chân bẩm sinh, rất gắn bó và thương "em gái" Trần Thị Ngọc Nhu. Ngọc Nhu sinh ra với hội chứng Down, sức khỏe yếu nên được các anh chị trong làng Hòa Bình và điều dưỡng săn sóc, quan tâm.
Hình ảnh minh họa
Những chiếc xe lăn trở thành vật dụng bất ly thân của các em trong làng mỗi lần sinh hoạt hay đến trường.
Hình ảnh minh họa
Nhiều em nhỏ trong làng Hòa Bình vệ sinh không ý thức và không thể ăn như thông thường. Bữa trưa của các em bằng đường ống truyền dịch.
Hình ảnh minh họa
Nguyễn Lê Thu Thảo, cậu bé sinh năm 2006 quê Di Linh, Lâm Đồng có cái tên rất giống con gái, hoạt bát và thích vẽ. Em bị ảnh hưởng chất độc da cam dẫn đến thoát vị tủy và màng tủy, dị tật chân teo. Thảo ước mơ: "Lớn lên con muốn đi học đại học như mấy anh chị sinh viên tình nguyện".

Khánh Ly
(vnexpress)

__________
Tin học như cơm bình dân

Bài viết liên quan:

  Tổng số: 1

Lọc theo tác giả
Xem chủ để ngoại tuyến (Offline)

Trong diễn đàn

Sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống
1 / 3