Trang chủ Đăng nhập
Cùng chơi Army2 sv Trái Quýt, free xu, lượng...

Lần hoạt động

Diễn đàn | Máy vi tính | Khắc phục sự cố
Tìm kiếm
Chia sẻ lên Zing twitter Google PlusView 2252
  Những việc không nên làm với máy tính
xchieclax xchieclax (SV!) [Off] [#] (11.01.2015 / 09:31)
Đang tìm người yêu
Có những người không bao giờ chịu bảo trì máy tính, và chỉ sửa chữa khi chúng đã hư hỏng. Và cũng có những người thường xuyên bảo trì máy tính, nhưng máy tính của họ lại càng hỏng nhanh hơn!

Nguyên nhân là họ đã phạm vào danh sách những việc mà bạn đừng nên làm với một chiếc máy tính. Vậy đâu là những việc mà bạn cần tránh khi sử dụng, sửa chữa hay bảo trì chiếc máy tính thân yêu của bạn?

Dùng các loại chổi cọ thông thường để làm sạch các bảng mạch
Bạn dùng một chiếc bàn chải đánh răng mới tinh để làm sạch các bảng mạch, và yên tâm về điều đó? Điều đó là sai lầm, vì hầu hết các loại cọ đều tạo ra tĩnh điện khi bạn cọ xát nó với các bảng mạch điện tử, chẳng hạn như bo mạch chủ hay các card mở rộng. Tĩnh điện được tạo ra rất lớn và sẽ làm hỏng các vi mạch trên đó. Nếu rất thích dùng cọ, hạy chắc chắn rằng bạn đã mua được loại chổi cọ chống tĩnh điện, chuyên dùng cho máy tính. Nếu không, tốt nhất là bạn hãy dùng các bình xít khí nén, không có hóa chất, khi muốn làm sạch các bảng mạch điện tử.

Gắn các thiết bị ngoại vi vào máy tính lúc nó đang mở điện
Nhiều người thường có thói quen tháo hay gắn bất kỳ thiết bị ngoại vi cần sử dụng, như chuột, bàn phím, máy in hay máy quét ảnh, vào máy tính dù nó đang mở hay đang tắt. Thực ra, chỉ một số loại thiết bị là bạn có thể gắn vào máy tính dù nó đang mở hay đang tắt. Đó là các thiết bị sử dụng đầu cắm USB hay eSATA. Còn với hầu hết các thiết bị khác, bạn nên tắt nguồn trước khi tháo hay lắp chúng với máy tính. Cách làm này sẽ giúp bạn tránh được hiện tượng sốc điện tại cổng kết nối, là nguy cơ gây hỏng cổng giao tiếp, hoặc hỏng thiết bị kết nối vào cổng đó.
Hình ảnh minh họa
Chạm vào các thiết bị điện tử bên trong thùng máy mà không đeo vòng chống tĩnh điện
Điều này đã được các chuyên gia có kinh nghiệm nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong rất nhiều bài viết trên báo in hay trực tuyến, nhưng chắc rằng bạn vẫn chưa nhớ, hoặc chưa muốn thực hiện theo. Nguyên nhân là các vòng đeo tay dạng này sẽ làm bạn thấy phiền phức và vướng víu. Nếu cứ ngoan cố như thế, bạn lại đang tiếp tục thử vận may của mình với số tiền đánh cược là giá của các loại bo mạch mà bạn đã chạm vào lúc sửa chữa ấy.

Để các loại dây cáp chằng chịt bên trong thùng máy
Bạn thường mở máy tính ra để bảo trì và làm vệ sinh. Nhưng thường thì bạn lại không quan tâm đến việc sắp xếp lại các loại dây cáp trong đó. Có khá nhiều loại cáp nối cấp nguồn hay truyền dữ liệu giữa các thiết bị với nhau, và không phải chúng đều có giá trị sử dụng.
Với toàn bộ những loại cáp thừa và không cần sử dụng ngay trong thời gian này, bạn hãy tháo hết chúng ra, rồi cho vào các túi nhựa, cất cẩn thận trong tủ, phòng khi cần dùng đến. Như vậy, khu vực bên trong thùng máy sẽ trống trải hơn, tiện lợi hơn khi tiến hành vệ sinh thùng máy.

Ngoài ra, việc làm mát thùng máy hiện nay chủ yếu dựa vào hệ thống quạt hút và thổi khí. Vì thế việc để các loại dây cáp lằng nhằng bên trong thùng máy sẽ ngăn cản các luồng khí này di chuyển theo thiết kế ban đầu của bạn. Bạn hãy sắp xếp các loại cáp thật thẳng và gọn, rồi dùng các loại dây gút để đính chúng vào các thành thùng máy, hay các vị trí gắn dây có sẵn.
Hình ảnh minh họa

Thô bạo khi tháo lắp bộ vi xử lý
Các bộ vi xử lý có hàng hàng trăm chân đồng để kết nối với bo mạch chủ. Nếu bạn cầm nắm quá mạnh vào các chân đồng này, thì có thể sẽ làm chúng bị lệch, hay gãy. Ngoài ra, khi lắp bộ vi xử lý vào bo mạch chủ, bạn hãy nhẹ nhàng thả nó vào khe cắm, sau đó nhấn nhẹ vào vị trí giữa phía trên mặt để nó đi vào vị trí cần thiết. Nếu bộ vi xử lý không thể lọt vào khe cắm dễ dàng, bạn tuyệt đối không được dùng sức mạnh để ép nó xuống, mà hãy nhấc nó lên, kiểm tra lại xem có chân đồng nào bị lệch hay không. Bạn cũng kiểm tra lại xem góc đạt bộ vi xử lý có đúng với khe cắm hay không, rồi thực hiện nhẹ nhàng thao tác lắp đặt trở lại.
Hình ảnh minh họa

Lắp ổ cứng thiếu cân bằng
Thùng máy thường có hai miếng ốp hai bên cạnh có thể tháo lắp. Nhưng do lười, nhiều người thường chỉ mở một miếng ốp để nâng cấp các ổ cứng và ổ đĩa quang. Như vậy sau khi lắp ổ đĩa cứng mới, bạn lại chỉ xiết ốc một bên để giữ nó cố định trong khay ổ cứng. Khi hoạt động, bộ trục xoay sẽ làm ổ cứng bị rung và nghiêng làm cho nó dễ bị hỏng. Đồng thời, do không được giữ chặt trong khay, nên khi hoạt động, ổ đĩa cứng cũng tạo ra tiếng kêu rè rè do va chạm giữa nó và khay giữ đĩa.
Hình ảnh minh họa

Quên nâng cấp hệ thống giải nhiệt và bộ cấp nguồn
Mọi thiết bị khi gắn vào hệ thống của bạn đều tạo ra nhiệt lượng. Vì vậy bạn cần phải chắc là hệ thống giải nhiệt của bạn làm việc tốt, nghĩa là nhiệt độ bên trong thùng máy chỉ nên ở mức nhiệt độ phòng hoặc cao hơn một tí. Nếu bạn gắn thêm một vài thiết bị mở rộng bên trong thùng máy, thì bạn cũng cần gắn thêm quạt làm mát, khi thấy nhiệt độ tăng lên. Những thiết bị cảnh báo nhiệt độ sẽ cho bạn biết khi nào thì cần gắn thêm quạt một cách chính xác.

Tuy nhiên, quạt làm mát cần được lắp đặt đúng kỹ thuật và có tính toán để luồng khí nóng thoát ra ngoài. Ngoài ra bạn còn cần theo dõi hoạt động của các loại quạt. Vì nếu một chiếc quạt bị hỏng, hay kẹt không quay được, chúng sẽ tạo ra một lượng nhiệt lớn trong thùng máy, thay vì hỗ trợ cho việc làm mát nó.
Hình ảnh minh họa
Tương tự như hệ thống giải nhiệt, nếu bạn thay thế các linh kiện cũ bằng các linh kiện mới mạnh mẽ hơn, thì chúng cũng sẽ đòi hỏi được cung cấp điện năng nhiều hơn. Vì thế, khi nâng cấp máy tính, bạn cần tính toán lại lượng điện năng tiêu thụ. Nếu bộ cấp nguồn cũ không còn đủ khả năng đáp ứng, hãy tiến hành thay thế nó ngay, để tránh các hư hỏng không đáng có.

ANH VÂN
(báo echip)

__________
Tin học như cơm bình dân

Bài viết liên quan:

  Tổng số: 1

Lọc theo tác giả
Xem chủ để ngoại tuyến (Offline)

Trong diễn đàn

Sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống
1 / 14