Trang chủ Đăng nhập
Cùng chơi Army2 sv Trái Quýt, free xu, lượng...

Lần hoạt động

Diễn đàn | Máy vi tính | Khắc phục sự cố
Tìm kiếm
Chia sẻ lên Zing twitter Google PlusView 2214
  Đừng để máy tính hỏng vì bụi!
xchieclax xchieclax (SV!) [Off] [#] (11.01.2015 / 09:48)
Đang tìm người yêu
Người dùng đã quá quen việc "sống chung với bụi" và quên đi mối nguy hại của bụi đối với sức khỏe cũng như chiếc máy tính. Chúng ta cùng tìm hiểu bụi bẩn làm hư hỏng máy tính như thế nào nhé!

Khi chiếc quạt làm mát bị bụi bẩn làm vướng trục xoay, quạt sẽ quay chậm lại, hoặc ngừng hẳn. Lỗi này có thể không ảnh hưởng tức thời đến hoạt động của máy tính, nhưng nhiệt độ trong thùng máy sẽ luôn luôn ở mức cao. Tương tự, nếu bụi bẩn loại lớn hay lông thú che chắn các khe thoát nhiệt, thì quá trình giải nhiệt từ trong thùng máy ra ngoài cũng bị ngăn chặn. Như vậy dù quạt làm mát có chạy hết công suất, không khí nóng cũng sẽ vướng lại bên trong thùng máy.
Hình ảnh minh họa
Trường hợp bụi bẩn làm nghẽn chiếc quạt nguồn, thì nguy cơ gây hại sẽ nặng nề hơn. Bộ nguồn không được làm mát ở nhiệt độ thích hợp sẽ dẫn đến hiện tượng cháy nổ do quá nhiệt. Đặc biệt, đối với những hệ thống có khả năng tự động thay đổi tốc độ quạt làm mát, nếu phần cảm biến nhiệt bị dính bụi bẩn, thì các quạt làm mát sẽ không được điều chỉnh tốc độ làm mát một cách phù hợp.

Khi các khe RAM và khe lắp card mở rộng bị dính bụi bẩn, nếu đó là loại bụi hút và giữ ẩm, hiện tượng chạm mạch sẽ xảy ra, làm hư hỏng khe cắm hoặc có khi gây hỏng cả bo mạch chủ. Nguy cơ này cũng có thể xảy ra với các cổng giao tiếp như USB, cổng máy in hay cổng COM.

Đầu đọc đĩa mềm hay đầu đọc ghi đĩa quang khi dính bụi bẩn, không chỉ làm hỏng các mắt đọc, mà còn làm trầy xướt các loại đĩa khi bạn cho chúng vào khe ô đĩa. Các dữ liệu quan trọng trên đĩa sẽ mất đi và rất khó khôi phục, khi đĩa bị trầy xướt vì nguyên nhân này.
Hai thiết bị nhập liệu chủ yếu của máy tính là bàn phím và con chuột cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các loại bụi bẩn. Bàn phím bị dính quá nhiều bụi bẩn sẽ gây hiện tượng kẹt phím. Khi đó một vài phím dù chưa nhấn nhưng vẫn liên tục gửi ký tự của nó đến cho hệ điều hành, gây nghẽn bộ đệm bàn phím. Còn con chuột khi dính bụi vào đầu cảm quang, hoặc bi lăn, sẽ hoạt động chập chờn, hay di chuyển giật cục trên màn hình.

Các thiết bị ngoại vi khác như màn hình, máy in và máy quét ảnh cũng chịu ảnh hưởng của bụi. Màn hình bị bụi che khe thoát nhiệt sẽ bị hỏng, hoặc chạm mạch bên trong. Máy in có thể xảy ra hiện tượng kẹt giấy, hay bị trầy xướt phần trục xoay trong máy in laser.
Máy quét ảnh có mặt kính là nơi tiếp nhận hình ảnh, nên nếu bị bụi làm trầy xướt, sẽ tạo ra các hình ảnh số bị bẩn theo các vết xướt đó.

Vậy phải làm thế nào để tránh bụi bẩn cho máy tính?
Chúng ta đã biết nguồn gốc của bụi bẩn, vì thế, để tránh bụi cho máy tính, bạn hãy giữ cho phòng và nơi đặt máy tính luôn sạch sẽ. Sau khi tắt máy tính khoảng hai mươi phút, khi máy tính đã nguội hẳn, bạn nên trùm máy tính bằng loại bao trùm chống bụi.
Bạn cần giữ vệ sinh và không chải lông vật nuôi trong phòng. Các loại côn trùng gây hại cũng cần được tiêu diệt để tránh việc chúng chui vào làm tổ bên trong thùng máy. Đặc biệt là thói quen ăn uống gần máy tính cũng phải được thay đổi. Vì các loại thức ăn thừa cũng là một loại bụi bẩn ẩm, và chúng cũng thu hút các loại côn trùng đến gần máy tính. Cuối cùng, biện pháp tích cực nhất để hạn chế bụi bẩn gây hại cho máy tính là bạn thường xuyên làm sạch nó.

Làm vệ sinh máy tính thế nào cho sạch bụi?
Đầu tiên bạn cần tắt máy, tắt nguồn rồi rút cáp nguồn ra khỏi máy tính. Sau đó, bạn hãy tháo các ốc giữ, rồi mở nắp thùng máy ra để có thể thuận tiện hơn trong thao tác làm sạch bụi.

Dùng một chiếc máy hút bụi có công suất trung bình để hút sạch phần bụi trong thùng máy. Bạn cũng dùng chiếc máy hút này để làm sạch các khe tỏa nhiệt trên vỏ thùng máy.
Với quạt nguồn, quạt CPU và quạt thùng máy, thì bạn sử dụng một chiếc bút chì để giữ cho cánh quạt đứng yên. Kế tiếp bạn dùng một bình khí nén có ống dẫn nhỏ, dài để xịt mạnh vào các khe, và cả các cánh quạt cho sạch lớp bụi ở đó.
Hình ảnh minh họa
Bạn cũng dùng bình xít khí để thổi tiếp vào các khe RAM và khe gắn card mở rộng còn trống, để làm sạch bụi bẩn trong đó.

Với chiếc quạt làm mát nhỏ, mỏng manh của bo mạch đồ họa, thì bình xịt khí có thể gây hư hỏng chúng. Vì thế, bạn chỉ có thể dùng bút chì giữ yên cánh quạt, rồi dùng một chiếc cọ hơi cứng để làm sạch bụi. Còn với các cổng giao tiếp như USB, LPT hay COM, thì cả hai loại dụng cụ là cọ quét và bình xịt đều có tác dụng làm sạch bụi cho chúng.

Để làm sạch bụi cho bàn phím, bạn hãy dùng khăn mềm thấm chút cồn để lau sạch lớp bụi ẩm nằm trên mặt các nút bấm của bàn phím. Sau đó bạn dùng một chiếc cọ mềm và máy hút bụi công suất vừa phải để làm sạch bụi cho nó. Lưu ý rằng các máy hút bụi công suất quá mạnh có thể nuốt các phím vào trong máy. Bình xịt khí cũng có thể sử dụng trong trường hợp này. Cách thực hiện là bạn úp mặt bàn phím xuống phía dưới, rồi xịt mạnh luồng khí vào các khe giữa các phím.
Hình ảnh minh họa
Với các loại chuột quang, thì bạn có thể dùng một chiếc khăn mềm thấm cồn hay nước lau kính, rồi làm sạch vùng đèn chiếu và đầu cảm quang ở mặt dưới của chuột. Với các chuột dùng bi lăn cổ điển, thì bạn phải tháo viên bi ra. Rồi sau đó bạn dùng một chiếc tăm bông để làm sạch hai thanh trượt bên trong đó. Bạn cũng có thể dùng khăn lau sạch viên bi lăn, trước khi lắp nó trở vào khay đựng trong chuột.

ANH VÂN
(báo echip)

__________
Tin học như cơm bình dân

Bài viết liên quan:

  Tổng số: 1

Lọc theo tác giả
Xem chủ để ngoại tuyến (Offline)

Trong diễn đàn

Sắp xếp theo thứ tự từ dưới lên
1 / 7